Ca cao nguyên chất CAFECACAO4U | Dinh dưỡng từ thiên nhiên
Đăng Ký
Đăng nhập
Ghi nhớ | Quên mật khẩu
Giảm 10% giá trị đơn hàng khi mua hàng bằng hình thức Online
English Vietnamese
Hotline: 0888 060 839

Tin tức

Sản xuất ca cao tại Việt nam sau 10 năm nhìn lại

( 04-10-2016 - 12:38 PM ) - Lượt xem: 1190

Sản xuất ca cao tại Việt Nam nói chung - sản xuất ca cao tại Hồ Chí Minh nói riêng :

Sau 10 năm cây Việc sản xuất ca cao tại HCM và phát triển ở Việt Nam, có thể nhận thấy, cây trồng này bắt đầu phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không tăng trưởng nóng về diện tích để có thành tích báo cáo như trước đây.

Ngày 28/7 tại TPHCM, Bộ NN&PTNT và Ban Điều phối phát triển ca cao Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá 10 năm phát triển ca cao Việt Nam, định hướng thời gian tới. Đây là dịp để cơ quan quản lý, các công ty, các địa phương, người dân nhìn lại những việc đã làm được, chưa làm được trong hơn 10 năm qua.

Sản xuất ca cao ở Việt Nam

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trong những năm qua, một điều dễ nhận thấy là diện tích trồng cây ca cao sau một thời gian tăng trưởng mạnh rồi đột ngột giảm nhanh do nông dân chặt bỏ để trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn.Thực tế cho thấy, giai đoạn 2004-2012,Việt Nam có rất nhiều chương trình hỗ trợ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ cũng như tập đoàn sản xuất sô-cô-la trên thế giới về tài chính, kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm biến Việt Nam trở thành một thủ phủ về cây ca cao của châu Á.

Một vài dự án như dự án PSOM được Chính phủ Hà Lan tài trợ, Winrock và WWF hỗ trợ cho dự án ca cao sinh thái ở Lâm Đồng, dự án SUCCES ALLLINACE hỗ trợ cho người trồng ca cao các tỉnh phía Nam, các dự án sản xuất ca cao nguyên chất ở dạng hợp tác công-tư (PPP) trong việc xây dựng các trung tâm trình diễn, khảo nghiệm các giống ca cao phù hợp với từng địa phương.

Ông Nguyễn Vĩnh Thành, chuyên gia phân tích về ca cao của Tập đoàn Cargill tại Hà Lan cho biết, từ niên vụ 2006-2007 tới nay, giá ca cao luôn có xu hướng đi lên. Chính vì thế, những nhà chế biến ca cao sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung, đây là cơ hội cho Việt Nam mở rộng diện tích và tăng sản lượng ca cao. Theo ông Trần Văn Liêng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam (VinaCacao), nước ta có khoảng 50% trẻ em thiếu dinh dưỡng, nếu sử dụng ca cao có thể cải thiện được tỷ lệ này. Ca cao rất cần cho người già và trẻ em, vì có chứa serotonin là chất dẫn truyền hệ thần kinh, giảm căng thẳng, chống trầm cảm, mệt mỏi kinh niên... Mỗi năm Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn ca cao, bằng nửa sản lượng thế giới. Người Thụy Sỹ tiêu thụ khoảng 14kg cacao/ người vì ca cao không những tốt cho sức khỏe mà còn không gây tăng cân. "Hiện, ngành ca cao Việt Nam mới chỉ phổ thông hóa chủng loại, sản phẩm. Hầu hết các loại bánh kẹo trong nước đều sử dụng nguồn ca cao chất lượng thấp, nhập từ Trung Quốc để chế biến. Vì thế, nếu đẩy mạnh được công nghệ chế biến hạt ca cao nội địa với quy trình sản xuất ca cao tiên tiến thì sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào", ông Liêng nói.

Theo Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước, Phó trưởng ban VCC, do là loại cây trồng mới nên người dân ở các địa phương tỏ ra khá lúng túng trong khâu kỹ thuật chăm sóc ca cao để đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, hầu hết các dự án đầu tư phát triển cây ca cao của Nhà nước cũng như các tổ chức nước ngoài mới chỉ dừng lại ở thời kỳ kỹ thuật cơ bản, nghĩa là người dân trồng ca cao hiện nay mới chỉ được khuyến khích mở rộng diện tích và hướng dẫn một số kỹ thuật canh tác trong thời kỳ đầu. Khi dự án kết thúc, người trồng phải tự "bơi".
Về vấn đề này, ông Đinh Hải Lâm, Đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển nông nghiệp quốc tế (ACDI/VOCA, Hoa Kỳ), việc trồng ca cao ở nước ta chỉ mới thực sự bắt đầu được gần 10 năm trở lại đây, những địa phương trồng sớm nhất cũng mới thu hoạch được 5-6 vụ, vì thế hầu hết các khâu kỹ thuật cũng như việc xây dựng quy trình đầu tư phát triển lâu dài đối với cây ca cao bắt buộc phải vừa làm vừa học.
Vấn đề đặt ra chính là sự phối hợp giữa các tổ chức phát triển ca cao với các địa phương có trồng ca cao. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có chương trình phát triển cây ca cao với quy mô lớn. Vì vậy, để cây ca cao trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, cần có chính sách hỗ trợ phát triển, giúp nông dân nguồn giống, vốn và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế...
Theo VCC, từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích cacao cả nước tăng thêm 12.455ha (gần 2.500 ha/năm), năng suất bình quân ở mức 3,5 tạ/ha và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng trồng. Như vậy, diện tích trồng ca cao tại Việt Nam đã được mở rộng 4 lần trong giai đoạn 2005-2010, trong khi đó sản lượng cacao tăng hơn 70 lần. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích ca cao cả nước đạt khoảng 60.000 ha, trong đó 35.000ha kinh doanh, cho sản lượng hạt khô 52.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 50-60 triệu USD. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ca cao, loại cây có tiềm năng kinh tế và có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc đầu tư trồng cây công nghiệp này chưa được coi trọng, rất cần có những chính sách mang tính đột phá

Sau bao năm nhìn lại thì ca cao của chúng ta cũng đã cho ra một sản lượng và sản phẩm tuyệt vời trong việc sản xuất ca cao nguyên chất tại Việt Nam. Sản xuất ca cao tại Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung không những tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người mà còn mang lại sự phát triển kinh tế cho người nông dân

Hãy liên hệ với chúng tôi đẻ có thể phân phối sỉ ca cao nguyên chất tốt nhất tại Hồ Chí Minh nhé :

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MUA bỘT CA CAO NGUYÊN CHẤT

P.0412A, Số 33 Tòa Nhà Sunrise CityView, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (028) 38277 247 - Fax: (028) 38273 068

Hotline: 0888 060 839

Facebook: cafecacao4u

Email: info@cafecacao4u.com

Webside: cafecacao4u.com / authentique.com.vn

 
 

Giảm 10% cho lần đầu mua hàng

Tham gia các sự kiện và chương trình

khuyến mãi của Authentique Vietnam

chat zalo Call